Food photography hay vẫn đc gọi nôm na là chụp ảnh thức ăn vốn là một chủ đề “hot” gần đây, khi các đầu bếp bắt đầu lấn sân sang nhiếp ảnh để chia sẻ những bức ảnh của họ cho bạn bè trên Facebook, Twitter và Instagram. Thậm chí ngay cả khi bạn là một người cùi bắp không có một trang blog chuyên về food styling hay có sở thích chụp ảnh, đôi khi bạn vẫn có ham muốn thầm kín là làm cho mọi người trên thế giới thèm thuồng với cái bánh sinh nhật hay món salát bạn vừa thực hiện hôm qua.

Do nhu cầu học lóm và cải thiện các kỹ năng ngày càng nâng cao, nhu cầu show-off và bò lên thế giới chuyên nghiệp dần trở nên cấp thiết, chúng tôi đã mời ba “cá mập” chuyên về đề tài nhiếp ảnh thực phẩm để chia sẻ lời khuyên dành cho thế giới gà mờ của chúng ta. Họ cũng sẽ chia sẻ về các thiết bị yêu thích của họ (phần hào hứng nhất của các máy ảnh gia – người dịch (ND)) và các loại thức ăn yêu thích nhất!

Vì vậy, các gà mờ vỗ tay chào đón Andrew, Sabra, và Michael thật to cái nào 😀

Từ hôm nay, Banhmiphoto sẽ cho đăng tải loạt bài dịch về chụp ảnh thức ăn. Xin các bạn lưu ý, là chụp ảnh thức ăn (food photography) chứ không phải cách trình bày thực phẩm (food styling). Vì thế chủ đề và trọng tâm của loạt bài dịch này sẽ nghiêng nhiều hơn về kỹ thuật nhiếp ảnh, ánh sáng, các thủ thuật trong lúc chụp.

1. Tuy nhiên, giới thiệu cá mập cái đã

photography, tutorial, chụp ảnh, thức ăn, food, food photography, delicious

Food Photography chụp bởi Sabra Krock

Andrew Scrivani là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và có tác phẩm xuất hiện gần như mỗi tuần trong The New York Times.

Michael Natkin là blogger của Herbivoracious, Tự học nhiếp ảnh và đã hoàn thiện cuốn sách đầu tiên của mình (dành cho các gà mờ không biết Herbivoracious, thì đây là một trang chuyên về công thức nấu đồ chay)

Sabra Krock cũng là một blogger và thường xuyên ló mặt trên The Kitchn. Là một freelances cho The New York Times, đã bán sách nấu ăn nhiều tới mức ăn hoài không hết.

Zồi, nói sơ zậy thôi. Không làm mất nhiều thời gian mọi người bước vào thế giới chụp ảnh thức ăn (Food photography) nữa.

2. Chú ý to béo nhất dành cho các gà mờ khi muốn chụp ảnh thức ăn

Andrew: Nói chung sai lầm to bự nhất mà tôi thường thấy là bức ảnh quá tệ về ánh sáng. Đây là điều các gà mờ nên chú ý khi cần chụp ảnh thức ăn. Cực kỳ nhiều những món ăn tuyệt vời được ghê tởm hóa bằng cách chụp sai sáng, hoặc là quá sáng, hoặc là quá tối. Bạn phải tận dụng được những thế mạnh ánh sáng trong nhiếp ảnh, và nắm bắt thật rõ về các khả năng của thiết bị đang sử dụng. Máy ảnh xịn và ống kính khủng tất nhiên là quá tốt, nhưng kiến thức về ánh sáng còn quan trọng hơn nữa.

Michael: Giữ cho máy ảnh được ổn định. Nếu bạn không có đến cả một cái chân máy ngon, thì nên tận dụng tất cả ghế, bàn, thang, thậm chí là giường ngủ hoặc bất kỳ vật dụng nào có thể giữ cho máy ảnh không bị rung lắc. Thức ăn không chạy khắp nơi như cún con, song rất kinh dị nếu một bức ảnh thức ăn bị rung hay mờ, nhất là với bộ máy nghìn đô của bạn.

Tìm hiểu rõ về kỹ thuật sử dụng máy móc và các vấn đề liên quan như khái niệm DOF (độ sâu trường ảnh), cách làm các bức ảnh rõ, mờ đúng đắn. Thông thường các ảnh thức ăn chỉ đẹp khi nó rõ nét một phần và phần còn lại chìm trong “sương khói mờ nhân ảnh”. Học cách sử dụng cân bằng trắng (WB-White Balance) của máy ảnh hoặc cách chỉnh sửa ảnh RAW trên máy tính. Sẽ là một ngày rất rất buồn nếu cái ảnh bánh sinh nhật trắng toát xinh đẹp của bạn mang màu xanh chiều buồn u ám hay màu cam rực rỡ như hoàng hôn sa mạc, chỉ vì sai WB.

Quên cái flash cóc đi, thứ tệ nhất để chụp thức ăn chính là flash cóc – nhân vật phản diện điển hình – có khả năng mang lại thứ ánh sáng vừa mạnh vừa gai mắt vừa xấu xí cho bức ảnh của bạn.

Chụp RAW bất kỳ khi nào có thể. Và nên chụp RAW trong mọi tình huống để giữ lại các chi tiết cho ảnh và cung cấp khả năng hậu kỳ to béo cho chụp ảnh thức ăn.

Chụp một số ảnh với góc độ an toàn. Trên cao, góc 45 độ, chụp ngang là những góc độ an toàn nhất. Sau khi đã có những bức ảnh an toàn đảm bảo cho việc không phải chụp lại lần nữa, thì đã đến lúc bạn chơi với cận cảnh, ánh sáng, bóng đổ, những góc ảnh quái chiêu thể hiện sự khủng bố của bạn. Thông thường chúng ta sẽ chụp tầm 20-50 tấm cho một món ăn, để có thể chọn ra vài tấm ngon lành.

Sabra: Ánh sáng, nhận biết ánh sáng và hiểu được nó đóng vai trò như thế nào là điều quan trọng nhất. Nếu bạn là “fan” của ánh sáng tự nhiên, thử chụp nhiều lần trong ngày, thử chụp các góc và hướng ánh sáng khác nhau, thử các chế độ của máy ảnh. Hãy thử để có thể thấy được ảnh hưởng khác nhau của lượng ánh sáng và các kiểu ánh sáng trên bức hình của bạn. Có nhiều “tip” như khuếch tán – phản xạ ánh sáng để bạn thỏa sức sáng tạo khi chụp ảnh thức ăn.

photography, tutorial, chụp ảnh, thức ăn, food, food photography, delicious

Food Photo by Michael Natkin

3. Ngoài việc dí mũi vào cái máy ảnh ra, các gà mờ nên chú ý những gì.

Andrew: Ngoài máy ảnh ra đó là ống kính (ha ha-ND). Bạn cần một ống kính ở tiêu cự trung bình và có độ mở tốt. Tôi có một cái ống Canon 50mm/2.5 macro và nó là cái ống kính được dùng nhiều nhất trong các bức ảnh của tôi.

Michael: Các tấm phản sáng trắng hoặc vàng. Bạn cần nó để làm các phần tối sáng lên một chút mà không quá lố khi thực hiện chụp ảnh thức ăn. Để giữ mấy phụ kiện to bự này đúng chỗ, bạn cần một con gà mờ nữa phụ giúp, hoặc một chân đứng đi kèm với các miếng kẹp. Trong trường hợp bần cùng tới mức không ai thèm giúp đỡ bạn, kể cả một cái chân đứng, chuyển máy qua chế độ chụp tự động và tự mình giữ nó.

Khi bạn giàu có. Chân máy, hệ thống ánh sáng và các ống kính tốt là điều bạn cần quan tâm. Đừng có phí tiền đi mua ba cái đồ bán chuyên nghiệp, nó sẽ làm cho bạn khóc thét. Khi có tiền, hãy mua đồ thật xịn và sử dụng nó trong thời gian dài.

Sabra: Chân máy. Bạn hầu như không thể có một bức ảnh sắc nét và hoành tráng trong ánh sáng tự nhiên, trừ khi bạn là lực sĩ. Sử dụng ánh sáng tự nhiên đôi khi bắt buộc chúng ta chụp ở tốc độ chậm. Và chụp ảnh thức ăn là một công việc chi tiết, nhích một cọng rau sang bên phải, điều chỉnh hướng ánh sáng qua cái ly thủy tinh. Bạn sẽ mất khung hình đã chọn nếu giữ máy bằng tay và điều chỉnh các chi tiết đó.

photography, tutorial, chụp ảnh, thức ăn, food, food photography, delicious

Food Photo by Sabra Krock

4. Cá mập thích chụp ảnh thức ăn gì?

Andrew: Tráng miệng. Những món tráng miệng nhiều phong cách, rực rỡ sắc màu luôn làm tôi hào hứng khi chụp. Chúng gợi cảm, phổ biến, có cách bày trí tuyệt vời. Và sau buổi chụp, phần thức ăn còn lại làm chúng tôi hạnh phúc hơn nữa.

Michael: Tôi thích những cái gì nhiều màu sắc và hình dạng khác nhau, chẳng hạn những bông hoa Zucchini. Khi bạn có một dĩa thức ăn toàn màu nâu, việc của bạn là sáng tạo và chơi đùa với màu sắc một chút để có một cú shoot thật hoàn hảo.

Sabra: Tôi thích tất. Tuy nhiên nếu phải chọn thì đó sẽ là bánh nướng. Bánh nướng, bánh nướng, bánh nướng. Bánh nướng ơi, chào mày.

photography, tutorial, chụp ảnh, thức ăn, food, food photography, delicious

Food Photo by Sabra Krock

Bài viết trên đây chỉ là bước nhập môn về Food Photography thôi, các bạn theo dõi box Kỹ thuật nhiếp ảnh trên diễn đàn để hóng tiếp những bài viết chuyên sâu hơn nhé 🙂

Bài viết dịch từ thekitchn.com bởi thành viên TuanCFS, các bạn có thể click vào đây để tới bài viết gốc trên diễn đàn và gửi thắc mắc trực tiếp đến người dịch bài viết này.

4 Phản hồi

  1. Phi Le

    Nhiều bài học kinh nghiệm lắm, thanks for sharing

    Reply

Bình luận của bạn

Điền tên và email của bạn để có thể gửi trả lời