Có thể cái tên Erik Johansson sẽ khá lạ lẫm với bạn nhưng những tác phẩm của anh ta thì đã quá quen thuộc vì sự sáng tạo và tuyệt vời của anh. Vừa qua, TED (tổ chức phi lợi nhuận thành lập nhằm phổ biến những ý tưởng có tính giá trị cao) đã có cuộc phỏng vấn anh chàng này về bí quyết tạo nên những bức ảnh lạ kì đến khó tin như vậy.

Erik Johannson tạo ra những bức ảnh chân thực của các cảnh bất khả thi – nắm bắt các ý tưởng, không phải là khoảnh khắc. Làm thế nào để tạo nên sự dí dỏm, thuật sỹ Photoshop đã mô tả các quy tắc mà anh sử dụng để đưa ra các chuỗi sự kiện khác thường đến với cuộc sống, trong khi vẫn giữ được tính trực quan sinh động.

[quote]

Tôi ở đây để chia sẻ với các bạn phong cách nhiếp ảnh của tôi. Nó có phải là nhiếp ảnh không nhỉ? Vì, có lẽ, đây là nhiếp ảnh mà bạn không thể mang theo máy ảnh.

Sở thích về nhiếp ảnh của tôi đã bắt đầu khi tôi có một chiệc máy ảnh điện tử ở tuổi 15. Nó đan xen với niềm đam mê về hội họa của tôi, nhưng có một chút khác biệt, vì sử dụng một chiếc máy ảnh, quá trình được lên kế hoạch. Và khi bạn dùng máy ảnh để chụp ảnh, quá trình kết thúc khi bạn bấm nút. Nên nhiếp ảnh với tôi như là thiên về việc có mặt đúng chỗ, đúng thời điểm. Tôi cảm thấy như bất cứ ai cũng có thể làm điều đó.

Nên tôi muốn tạo ra một sự khác biệt, một thứ gì đó tại nơi quá trình bắt đầu khi bạn bấm nút. Những tấm ảnh như thế này: việc xây dựng diễn ra dọc theo con đường đông đúc. Nhưng nó có một khúc ngoặt không mong muốn. Và bất chấp điều đó, nó lưu giữ mức độ chân thực. Hay những bức ảnh như thế này — cả tối màu và sặc sỡ, nhưng tất cả với chung một kết quả của việc lưu giữ mức độ chân thực. Khi tôi nói tính chân thực, ý́ tôi là tính chân thực của ảnh. Bởi vì, tất nhiên, nó không phải là một thứ mà bạn thực sự có thể nắm được, nhưng tôi luôn muốn nó có vẻ như nắm bắt được theo một cách nào đấy như là một bức ảnh. Những bức ảnh nơi mà bạn sẽ cần một chút thời gian để tư duy để tìm ra một bí quyết. Nên nó thực sự là việc nắm bắt ý tưởng hơn là nắm bắt một khoảnh khắc.

Nhưng bí quyết là gì mà khiến nó trông như có thật? Có phải là một chút gì đó về chi tiết hay là về màu sắc? Có phải một chút gì đó về ánh sáng? Điều gì tạo nên ảo giác? Đôi khi phối cảnh tạo nên ảo giác. Nhưng cuối cùng nó dẫn đến việc làm thế nào chúng ta diễn giải thế giới và làm thế nào để nhận ra nó trên một bề mặt hai chiều. Nó không thực sự là cái gì là thực, nó là cái chúng ta nghĩ rằng nó là thực.

Nên tôi nghĩ những điều cơ bản thì khá là đơn giản. Tôi chỉ xem nó là câu đố của hiện thực nơi mà bạn có thể lấy các phần khác nhau của hiện thực và nhóm chúng lại để tạo nên một hiện thực tương đương. Hãy để tôi cho các bạn xem một ví dụ đơn giản này. Chúng ta có ở đây ba vật thể có hình dung hoàn hảo, những vật mà chúng ta đều có thể liên quan đến cuộc sống trong thế giới không gian ba chiều. Nhưng kết hợp theo một cách nào đấy, chúng tạo ra một thứ mà trông vẫn như thể ba chiều, như thể nó tồn tại. Nhưng cùng một lúc với nhau, chúng ta biết là không thể được. Nên chúng ta mới đánh lừa bộ não, vì một cách đơn giản não bộ chúng ta không chấp nhận những yếu tố mà trên thực tế là vô lý Và tôi thấy rằng kết hợp các bức ảnh cũng có chung một quá trình như thế Đó thực sự chỉ là̀ việc kết hợp các hiện thực khác nhau.

Nên những thứ làm cho bức ảnh trông có thực, Tôi nghĩ, đó là những thứ mà chúng ta chưa bao giờ nghĩ đến, những thứ ở ngay quanh chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng khi kết hợp các bức ảnh lại, đây là một điều quan trọng mà thực sự phải cân nhắc, vì nếu không, trông nó sẽ không ổn thế nào đó. Nên tôi muốn đưa ra ba nguyên tắc cơ bản cần tuân theo để đạt được một kết quả như ý. Như các bạn thấy ở đây, những bức ảnh này trông chẳng có gì là đặc biệt. Nhưng kết hợp lại, chúng có thể tạo ra một thứ như thế này.

Nên nguyên tắc đầu tiên đó là sự kết hợp các bức ảnh nên có chung một ngoại cảnh Thứ hai, kết hợp các bức ảnh nên có cùng một kiểu ánh sáng. Và hai bức ảnh nay đều cùng thỏa mãn hai điều kiện — Được chụp ở cùng một độ cao và ở cùng một kiểu ánh sáng. Nguyên tắc thứ ba là làm cho nó trông thật giả tưởng ở ngay nơi mà những bức ảnh khác nhau bắt đầu và kết thúc bằng cách làm cho chúng liền mạch. Khó có thể nói làm thế nào hình ảnh được tạo ra Nên bằng cách kết hợp màu sắc, độ tương phản và ánh sáng tại các viền ranh giới giữa các bức ảnh khác nhau, thêm vào các khuyết tật ảnh như chiều sâu của cánh đồng, khử đi màu sắc và bụi ảnh, chúng tôi xóa đi các đường viền giữa ở bức ảnh khác nhau và làm cho nó như thể là một bức đồng nhất. bất chấp một thực tế bức ảnh về cơ bản có thể bao gồm cả trăm lớp nền.

Sau đây là một ví dụ. (Cười) Ai đó có thể nghĩ rằng đây chỉ là bức ảnh phong cảnh và phần ở dưới đã được chỉnh sửa. Nhưng bức ảnh này thì đã hoàn toàn được tạo ra bởi những bức ảnh từ các khu vực khác nhau. cá nhân tôi nghĩ rằng sẽ dễ hơn để thậm chí tạo ra bối cảnh hơn là tìm ra bối cảnh, vì tiếp đó bạn không cân phải sắp xếp các ý tưởng trong đầu nữa. Nhưng nó thực sự đòi hỏi rất nhiều kế hoạch. Và có được ý tưởng này trong suốt mùa đông, tôi biết mình phải mất vài tháng để chuẩn bị, để tìm các địa điểm khác nhau cho các phần của bức ảnh. Ví dụ, con cá được bắt trong chuyến đi câu. Bờ biển thì ở một nơi khác. Phần dưới nước thì được chụp trong một hố đá. Và nữa, tôi thậm chí còn đặt ngôi nhà lên đỉnh của hòn đảo làm cho nó trông Thụy Điển hóa hơn.

Nên để̉ đạt được một kết quả chân thực, Tôi nghĩ nó đi đến việc lập kế hoạch. Luôn có một sự bắt đầu với một phác thảo, một ý tưởng. Tiếp đó là kết hợp các bức ảnh khác nhau. Và đây, các phần được sắp xếp rất ổn. Và nếu các bạn giỏi chụp ảnh, kết quả có thể sẽ rất tuyệt vời và cũng khá là thực tế. Mọi công cụ đều ở ngay đây, và thứ duy nhất làm giới hạn của chúng ta chính là trí tượng tượng.

Cảm ơn.

[/quote]

Translated into Vietnamese by Viet Dung Pham

Reviewed by Ha Thu Mai

Sau đây là một số tác phẩm tiêu biểu của Erik Johansson: 

“Cover – Stratco, Australia1″

“Cover – Stratco, Australia1″

“Common Sense Crossing”

“Common Sense Crossing”

“Aqua Custodia”

“Aqua Custodia”

“Deep Impact”

“Deep Impact”

“Twisted Seasons”

“Twisted Seasons”

“Zip City”

“Zip City”

Revelation Fields

Revelation Fields

Impossible Escape

Impossible Escape

Downside of the Upside

Downside of the Upside

Deep Cuts

Deep Cuts

Fishy Island

Fishy Island

Perspective Squarecase

Perspective Squarecase

Roadworker’s Coffe Break

Roadworker’s Coffe Break

Reflective Cubes

Reflective Cubes

Tetris

Tetris

Face vs. Fist

Face vs. Fist

Wet Dreams on Open Water

Wet Dreams on Open Water

Road

Road

Outside In

Outside In

Arms Break, Vases Don’t

Arms Break, Vases Don’t

Ironing

Ironing

Stairs

Stairs

Kniven

Kniven

Strange Forest

Strange Forest

Trece1

Trece1

Trece2

Trece2

Cover – Stratco, Australia2

Cover – Stratco, Australia2

Eight Heaven – Exquise Design, Paris

Eight Heaven – Exquise Design, Paris

Album Art – Saving Joshua

Album Art – Saving Joshua

Hands-on

Hands-on

 

Thông tin tác giả

Administrator

Tôi là Phạm Hữu Dư, tôi đang cố gắng xây dựng một cộng đồng thiết kế bổ ích nhất cho toàn thể người Việt Nam đam mê nghề thiết kế đồ họa. Ngoài ra tôi còn rất yêu nhà vườn, nếu ai có cùng đam mê nhà vườn thì hãy ghé thăm kênh Youtube của tôi ở địa chỉ: Youtube.com/phddesigner

Một phản hồi

  1. Le Huy Ha

    có mấy cái thấy đẹp nhưng mấy cái thấy sợ @@

    Reply

Bình luận của bạn

Điền tên và email của bạn để có thể gửi trả lời