Đây là bài viết đã có từ khá lâu mà mình đọc từ tạp chí PC World Việt Nam và cảm thấy nó rất hay và phù hợp cho những ai đam mê đồ họa và đang học về lĩnh vực này. Nói về thuật ngữ Designer thì nó mang nhiều ý nghĩa ngành nghề, Designer có nghĩa là nhà thiết kế, mà nói về thiết kế thì có rất nhiều lĩnh vực liên quan. Tuy nhiên ở trên website Việt Designer ta dễ dàng nhận biết được rằng chúng ta chuyên về lĩnh vực thiết kế đồ họa, tức là sử dụng các phần mềm đồ họa để cho ra những tác phẩm mang tính nghệ thuật và ứng dụng cao.

Thiết kế đồ họa thực sự là 1 nghề thú vị và không hề nhàm chán

Thiết kế đồ họa thực sự là 1 nghề thú vị và không hề nhàm chán

Nhiều người vẫn hình dung thiết kế đồ họa là nghề thời thượng có mức thu nhập cao, công việc sáng tạo.

Đây được coi là một nghề thời thượng với mức thu nhập mơ ước vì nhu cầu của thị trường vẫn rất “khát”.

Cái “Tôi” quá lớn

Cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa chính xác và đầy đủ về nghề thiết kế (TK) đồ họa – công việc được dân trong ngành gọi vui là nghề của “Picasso” trong lĩnh vực số. Có thể tạm hiểu TK đồ họa là việc sử dụng máy tính để TK những sản phẩm (SP) liên quan đến đồ họa, hình ảnh, mỹ thuật, phim ảnh…

Ngành TK đồ họa có ứng dụng rất rộng rãi. Do đó, nhà TK rất dễ dàng tìm công cụ, phần mềm khác nhau để hoàn thành công việc của mình. Những người sử dụng các công cụ số hóa để viết, TK SP trên máy tính được gọi là chuyên gia TK đồ họa (designer). Designer hoạt động khá đa dạng: TK logo, quảng cáo, tạo mẫu bìa tạp chí, web, làm kỹ xảo điện ảnh, phục hồi ảnh cũ… Họ sử dụng rất phong phú chất liệu, từ tranh ảnh, hoạt hình, video, âm nhạc, các hiệu ứng âm thanh, hình ảnh… Các SP do đó cũng rất đa dạng: clip, website, mẫu bìa tạp chí, áp phích, đoạn trailer (video clip quảng cáo)…

“Tôi có thời gian và kinh nghiệm làm việc với nhiều chuyên viên TK đồ họa. Nhiều bạn rất khá nhưng cái tôi lại quá lớn. Điều mà các doanh nghiệp như chúng tôi cần là những SP phù hợp với yêu cầu, văn hóa của công ty, cũng thu hút thị hiếu của khách hàng. Nhiều bạn lại để cái tôi hay cái gu thẩm mỹ của mình vào SP mà không để ý đến việc mình đang TK cho ai, cho đối tượng nào. Để thành công trong môi trường doanh nghiệp, tôi cho rằng các bạn nên biết dung hòa giữa tác phẩm nghệ thuật và yêu cầu thực tế của khách hàng”, bà Nguyễn Trà My – phụ trách truyền thông và thương hiệu của website loveme.vn nói.

Chưa có phong cách riêng

Nhiều người vẫn hình dung TK đồ họa là nghề thời thượng có mức thu nhập cao, công việc sáng tạo. Quả thật, cũng có nhiều designer tài năng được săn đón và trọng dụng. Tuy nhiên trên thực tế, không phải lúc nào và bất cứ họa sĩ số hóa nào cũng thành công. Nhu cầu nhân lực của ngành đồ họa trong nước rất lớn nhưng tính chuyên nghiệp thì vẫn là một câu chuyện dài.

Ông Trần Trọng Hưng, chuyên viên TK đồ họa của Viettel Telecom nhận xét “TK đồ họa ở Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn phát triển và chưa thực sự tạo nên những dấu ấn hay phong cách riêng. So với Trung Quốc, Nhật Bản hay một số quốc gia khác thì bản sắc trong những tác phẩm của họ được thể hiện rất rõ ràng và tiêu biểu chứ không mang tính lắp ghép hay áp dụng công nghệ “copy – paste” (sao chép) như Việt Nam”.

Theo ông Hưng, ngành đồ họa Việt Nam mới thực sự phát triển từ năm 2000. Đến nay, ngành đồ họa trong nước vẫn còn non trẻ và đang trong hành trình đi tìm phong cách riêng.

Đồng tình với ông Hưng, ông Nguyễn Quang Nam, trưởng nhóm TK trailer của Bluesea Media JSC bổ sung: “Những SP được quảng bá truyền thông hay hình ảnh ở Việt Nam còn non yếu, thiếu sáng tạo. Theo tôi, chỉ 30% mẫu được xây dựng ý tưởng và sản xuất ở Việt Nam, còn 70% là từ nước ngoài”.

Theo kinh nghiệm của ông Hưng, phần lớn tư liệu phục vụ TK đồ họa tại Việt Nam là từ nước ngoài. Điều đó gây khó khăn nhưng cũng là thuận lợi để người làm tự do sáng tạo, xây dựng phong cách riêng. Những năm gần đây, khách hàng (KH) và người tiêu dùng ngày càng khó tính hơn, yêu cầu SP có chất lượng cao hơn. Điều này bắt buộc designer phải liên tục làm mới mình, tăng sức sáng tạo và tìm tòi những ý tưởng mới.

Tâm lý chung người ngành TK đều muốn mình sẽ tạo được SP độc đáo, tính thẩm mỹ cao… Tuy nhiên trên thực tế, khi đi làm lại bị gò bó bởi ý tưởng và yêu cầu của KH nên dần cảm thấy chán, chai lỳ sức sáng tạo. Đây là vấn đề và cũng là mâu thuẫn mà nhiều chuyên gia TK gặp phải.

Không phải lúc nào trong đầu cũng đầy ắp ý tưởng sáng tạo. Hoặc khi có ý tưởng sáng tạo thì KH lại không hiểu hoặc không hài lòng. Nhiều khi khái niệm “đẹp, sáng tạo” giữa KH và chuyên gia TK “vênh” nhau và thường KH là người quyết định.

Tuy nhiên, ông Quang Nam vẫn tin vào sự phát triển của ngành đồ họa trong nước. Khi nhu cầu ngành quảng cáo, truyền thông bằng hình ảnh ngày càng cao, năng lực cảm nhận của KH, của công chúng cũng ngày càng cải thiện.

Muốn thành designer giỏi – phải làm gì?


Thành thạo các phần mềm, công cụ chuyên ngành:

Muốn theo đuổi ngành TK đồ họa, các nhà TK bắt buộc phải am hiểu các phần mềm TK đồ họa chuyên nghiệp như Photoshop (đây là phần mềm đồ họa phổ biến nhất), Illustrator, Corel Draw, Indesign, Cinema 4d,… Ngoài ra, trong một số trường hợp cũng cần trang bị thêm các chương trình, ngôn ngữ trong TK web như: HTML, XML, CSS, PHP, Javascript, FontPage, Dreamwaver… Bên cạnh các công cụ phần mềm trên, hiểu biết về quy trình sản xuất (chế bản và in ấn, trailer, TVC…) là một lợi thế. Đây là những kiến thức chuyên ngành mà designer nào cũng cần và nên trang bị cho mình.

Ý tưởng sáng tạo có thể chiếm tới 60% thành công của tác phẩm. 40% còn lại ở kỹ năng, năng lực sử dụng và kết hợp các công cụ, phần mềm khác nhau.

Có kiến thức thương hiệu và bộ nhận diện thương hiệu

Các doanh nghiệp rất quan tâm đến phát triển thương hiệu. Các công ty có xu hướng sử dụng các bộ nhận diện thương hiệu riêng. Người góp phần không nhỏ vào việc xây dựng nên cái riêng để công chúng nhận diện thương hiệu của một công ty chẳng ai khác chính là các chuyên viên TK. Kiến thức về thương hiệu, TK bộ nhận diện thương hiệu là một lợi thế để designer trở thành đối tượng được “săn đón” của nhà tuyển dụng.

Năng khiếu, sáng tạo và không ngừng học hỏi

Đây là điều không thể thiếu của designer chuyên nghiệp. Phần mềm có thể học nhưng khả năng hội họa thì khó học và vận dụng. Năng khiếu đóng vai trò quan trọng. Đó chính là sự nhạy cảm với màu sắc, đường nét, hình khối, tư duy biểu tượng, giàu cảm xúc, có vốn hiểu biết về văn hóa… Bạn còn phải là người luôn sáng tạo, luôn đi tìm sự mới mẻ, không ngừng học hỏi, cập nhật kiến thức/xu hướng mới/phong cách mới… Có vậy, tác phẩm của bạn làm ra mới hấp dẫn được nhiều người.

Năng lực làm việc độc lập và theo nhóm

Designer thường làm việc độc lập. Công ty nhỏ có thể chỉ cần một designer. Các công ty lớn hoặc trong nhiều dự án có thể có nhóm TK và bạn sẽ phải làm việc với nhiều người khác cũng như các bộ phận có liên quan như người viết ý tưởng (copywriter), bộ phận quảng cáo, bộ phận marketing, nhà in…

Học TK đồ họa ở đâu?

Hiện nay, cái nôi của đồ hoạ hay mỹ thuật ứng dụng vẫn là trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội,  Khoa Mỹ thuật Công nghiệp (ĐH Kiến trúc TP.HCM, ĐH Kiến trúc Hà Nội) và một số cơ sở khác như Khoa Tạo dáng – Viện ĐH Mở Hà Nội, ĐH Tôn Đức Thắng TPHCM, ĐH Mỹ thuật Đồng Nai…

Đây là những nơi đào tạo bài bản, yêu cầu thi năng khiếu đầu vào. Ngoài ra, còn các trung tâm đào tạo ngắn hạn như Arena của FPT, Aprotrain Arena, Nhất Nghệ, DPI Center… Học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, đồng nghiệp, học từ các nguồn khác nhau như Internet, sách báo, tạp chí, diễn đàn… đều là những cách nên thực hiện.

Nếu như bạn không có điều kiện để học ở trung tâm thì cũng có thể tự học, miễn là bạn có đủ đam mê để theo đuổi nó, và hơn bao giờ hết, Việt Designer muốn cùng bạn đồng hành và cùng nhau trao đổi, đóng góp những kinh nghiệm trong TK đồ họa, để cùng nhau phát triển.

20 Phản hồi

  1. Hồng Hòa Vi

    Tuy không mới nhưng rất đầy đủ và toàn diện.

    Trong các yêu cầu dành cho designer mình nghĩ còn thiếu một điểm rất quan trọng đó là designer phải cẩn trọng và cầu toàn. Thiếu sự cẩn trọng thì dễ tạo nên thảm họa, thiếu sự cầu toàn thì sẽ không quan tâm tới chi tiết từ đó tạo nên những lỗi trong sản phẩm…

    Reply
    • Iron

      Đúng là cần nhất tỉ mỉ và cầu toàn. Coder có thể không cần cầu toàn, chỉ cần ctrình chạy đúng ý, quăng code ở đâu tùy phong cách. PS hoàn toàn khác hẳn ^_^

      Reply
    • Hmm

      Muốn làm lắm nhưng cái ‘sáng tạo’ mình lại khá yếu. Sad thật

      Reply
  2. vanchinh

    hay !!!
    Mình cũng rất muốn học nhưng ko có đủ đk , chủ topic và mọi người có thể giới thiệu cho tui những trang Web tự học hay ko ………….

    cám ơn những ai giúp

    Reply
    • sang

      a, dieu ban noi cung dung mot phan nhung thuc te thi khach hang nguoi viet minh thi ko thich su don gian ma chi thich day du thong tin de nguoi dung co the thay het nhung thong tin ma ho can , can khach hang nuoc ngoai thi nguoc lai ho chi chu trong hinh anh nhieu hon thong tin vi hinh anh noi len het tat ca

      Reply
  3. Hikari Zie

    Mình cũng đang tập tành design thôi ^^~ Bài viết khá bổ ích!
    Mình nghĩ 1 designer cần phải có sự tỉ mỉ, cẩn trọng và khéo léo nữa ^^~

    Reply
  4. xuanminh

    minh rất yêu thích design,mình muôn hỏi tự học có thể thành công và đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng hay không?minh đã biết ps 3dmax…

    Reply
      • Becky Chan

        cho em hỏi, em đang xài PTS CS3 nhưng mở ảnh có dạng IPEG không được nó cản trở công việc rất nhiều có cách nào khắc phục k ạ

  5. Chit Chit

    mình sẽ cẩn thận và điều đó sẽ giúp mình trở thành một designer giỏi!

    Reply
  6. quang130591

    Thiết kế đồ họa thực sự là 1 nghề thú vị và không hề nhàm chán

    Nhưng rất dễ nản vì khi các ý tưởng của bạn dù đẹp thế nào nhưng vẫn không được công nhận , còn người đã được lòng cấp trên thì dù xấu thế nào vẫn được coi là tác phẩm, vì họ có cái miệng khéo léo, nếu nói về thiết kế phải cảm nhận bằng đôi mắt, chứ không phải cái miệng nó cũng chỉ một phần nào đó

    Mình đã đi làm và thấy đa số là vậy
    Đối với công ty chuyên thiết kế và marketing thì khác , nhưng không có cơ hội để vào đc

    Reply
  7. Khải

    cho mình hỏi nếu một designer chuyên về mặt hình ảnh thì có cần phải biết về các ngôn ngữ lập trình không??

    Reply
  8. Nam

    Thank anh ạ đây là một lĩnh vực rất vị .Em cũng đang học bên TĐT mà bên điện mới tìm tòi về lĩnh vực này :)))

    Reply
  9. Trần Thị Thùy Linh

    Anh ơi, em là con gái nhưng rất thích ngành thiết kế đồ họa. Em không có nhiều bạn học ở các trường chuyên về thiết kế, các anh chị của em cũng khuyên em không nên theo đuổi theo ngành này làm gì vì sợ em là con gái thì vất vả, phải chịu áp lực lớn từ các đồng nghiệp nam. Nhưng em không muốn từ bỏ.
    Em học tại Đại học Ngoại ngữ – ĐH quốc gia Hà Nội, tuy em học chuyên ngành sư phạm nhưng cũng muốn có thêm hiểu biết về ngành nghề đầy tính cạnh tranh này. Em học không phải vì sợ học sư phạm ra không có việc thì có thể chọn ngành này, em học vì em thích.
    Nhưng em lại rất thiếu các kĩ năng cần thiết để trở thành một designer. Có cách tự học nào dành cho người mới như em không ạ? Em không cần học thật nhannh cũng không muốn vượt mặt ai, em chỉ học vì sở thích.
    Nếu anh trả lời được cmmt này thì thật tốt ạ. Em cảm ơn anh.

    Reply
    • Idu

      Oh, chi oi e cx co plan vao DHQGHN ngon ngu Trung ne( mac du e chua biet j ca:v trong khi nam nay lop 12 roi) E dinh hoc nghe ben Master Media nam 1-2 chuyen ve Ve minh hoa-2D chi aj, k biet co on k …

      Reply

Bình luận của bạn

Điền tên và email của bạn để có thể gửi trả lời