Vậy là còn vài ngày nữa là lại đến dịp lễ 30/4, đánh dấu khoảnh khắc giải phóng hoàn toàn đất nước và vô cùng ý nghĩa với người dân Sài Gòn, có thể nhiều bạn trẻ sinh ra ở thời điểm đất nước đã phát triển và khó có thể nào tưởng tượng được cách đây hơn 36 năm, mảnh đất Sài Gòn trông như thế nào….
Sau biến cố Mậu Thân 1968, an ninh ở Sài Gòn được thắt chặt. Hàng rào thép gai và các điểm kiểm soát quân sự mọc lên ở nhiều nơi. Nhưng điều này không làm cho nhịp sống sôi động của thành phố bị chậm lại…
Có thể cảm nhận được điều này qua những bức ảnh do Brian Wickham – một nhân viên chính phủ của Mỹ – chụp tại Sài Gòn vào cuối năm 1968, được giới thiệu trong bài này.
Đây là một phần trong loạt ảnh bao gồm trên 100 tấm ảnh được ông chụp từ tháng 10/1968 – 6/1969 tại Sài Gòn – nơi ông công tác. Các bức ảnh này được Brian Wickham chia sẻ công khai trên tài khoản Picassa cá nhân với các chú thích của ông cho mỗi bức ảnh.
Tháng 10/1968. Những chiếc xích lô đạp trên đường Lê Lợi.
Tháng 10/1968. Quang cảnh trên đường Công Lý được chụp từ trên một chiếc xe tải loại 2.5 tấn.
Tháng 10/1968. Một chốt canh gác của quân đội VNCH.
Tháng 10/1968. Một cụ bà bán thuốc lá trên vỉa hè.
Tháng 10/1968. Nơi giao cắt giữa hai phố Lê Văn Duyệt và Hồng Thập Tự.
Tháng 10/1968. Trạm xăng của hãng Shell trên đường Trần Hưng Đạo.
Tháng 10/1968. Đường Hồng Thập Tự.
Tháng 10/1968. Dinh Độc Lập trên đường Công Lý.
Tháng 10/1968. Biển quảng cáo của hãng Cal-Best, đối diện với Đại sứ quán Mỹ.
Tháng 11/1968. Một cụ bà trên phố.
Tháng 10/1968. Giao thông trên đường Trần Hưng Đạo.
Tháng 10/1968. Giờ nghỉ của nhưng chú ngựa kéo xe.
Tháng 10/1968. Một tấm mành có vẽ quảng cáo cho bia 33.
Tháng 10/1968. Chuyến phà qua sông Sài Gòn.
Tháng 10/1968. Quầy giải khát gần bến phà.
Tháng 11/1968. Lực lượng cảnh sát quốc gia trực chiến trên xe bọc thép gần cảng Sài Gòn.
Tháng 11/1968. Tụ tập chơi cờ trên phố.
Tháng 11/1968. Quán bar có tên “Hungry Eye”.
Tháng 11/1968. Những cửa hàng trên đường Lê Lợi.
Tháng 11/1968. Một chiếc xe người Mỹ gọi là “chop chop cart”, còn người Việt gọi là xe mì hoặc xe phở tùy thuộc vào loại thức ăn bán trên xe.
Tháng 11/1968. Những cô gái Sài Gòn.
Tháng 11/1968. Trên đường Phạm Ngũ Lão.
Tháng 11/1968. Quang cảnh nhìn từ dưới cầu Chữ Y.
Tháng 11/1968. Quang cảnh nhìn từ dưới cầu Chữ Y.
Tháng 11/1968. Đường Lê Văn Duyệt.
Tháng 11/1968. Nhà thờ Huyện Sĩ nhìn từ khách sạn Walling. Phía dưới tấm ảnh là doanh trại của đơn vị tâm lý chiến số 4.
Tháng 11/1968. Ga Sài Gòn nhìn từ tầng 5 khách sạn Walling.
Tháng 11/1968. Tòa đô chánh.
Tháng 11/1968. Những đứa trẻ chơi bài ăn “tiền”. Tiền ở đây là những chiếc nắp chai.
Tháng 11/1968. Xe chở hàng của hãng Coca Cola.
Tháng 11/1968. Bãi trông xe trên đường Lê Lợi.
Tháng 11/1968. Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ trên đường phố.
Tháng 10/1968. Đường Trần Hưng Đạo.
Tháng 11/1968. Xích lô máy trên đường phố Sài Gòn.
Tháng 11/1968. Người lính VNCH đứng cảnh giới trên một con đường.
Tháng 11/1968. Kho trung chuyển hàng hóa của quân đội Mỹ ở khu vực Chợ Lớn.
Tháng 11/1968. Biển quảng cáo của ngân hàng Chase Manhattan phía bên ngoài trụ sở MACV (Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Mỹ tại Việt Nam).
Tháng 12/1968. Những chiếc bàn thờ tại một góc vỉa hè đường Phạm Ngũ Lão.
Tháng 12/1968. Một người phụ nữ rảo bước trên đường Phạm Ngũ Lão.
Tháng 12/1968. Một chiếc xe máy kẹp 3 trên đường phố.
Tháng 12/1968. Một gia đình ăn trưa ngay trên vỉa hè.
Tháng 12/1968. Người bán bóng bay dạo.
Tháng 12/1968. Em bé cắt tóc trên vỉa hè.
Tháng 12/1968. Phía bên ngoài kho xăng dầu Nhà Bè.
Tháng 12/1968. Tại một cơ sở quân sự.
Tháng 12/1968. Các cô gái ngắm những bức tranh được bày bán trong Thảo Cầm Viên.
Tháng 12/1968. Thiếu nữ áo dài trong Thảo Cầm Viên.
Tháng 12/1968. Khu vực phía sau Thảo Cầm Viên.
Thế là kết thúc năm 1968, chúng ta sẽ tiếp phần 2 vào năm 1969 nhé!
Xem phần 2 tại đây.
(Source: Reds.vn)
Ad ơi, check lại link giùm đi, hic, ảnh đẹp quá
Ngắm ảnh đẹp và có chút nao lòng… bạn fix link lại cho mình đc ngắm rõ hơn nhe. thanks
cho xin lại cái link đi bạn
home sick 🙁
qua dep ban oi
Chiến tranh đi qua, đằng sau nó là những sự mất mát. 30/4 hàng năm, tôi vẫn thường làm các hình ảnh kỷ niệm chiến thắng để lắp đặt phố phường Hà Nội. Dù chiến thắng có tự hào đến đâu, nói thật, hơi tiếc cho Sài Gòn trên kia và Việt Nam mình. Giá như còn ảnh hưởng bởi hệ tư tưởng của người Mỹ, cách học tập, cách lao động, cách tư duy, cách sống của người mình cũng đã khác. Chiến tranh là một khái niệm vô tâm. Yêu Sài Gòn – Người Hà Nội.
Ảnh đẹp quá bạn ơi. Cảm ơn đã chia sẽ.
Như thế này mà cần phải “giải phóng à ” ???? Thiệt là dối trá mà
Chuẩn quá bạn 🙂
hay quá, toàn ảnh đẹp, mình không nghĩ là năm 1968 lại có nhiều nhà cao tầng và thành phố tấp nập như vậy, hì