Lâu lâu, bạn lại thấy trên Việt Designer chia sẻ 1 bài viết hướng dẫn blend màu Vintage, nghe thì có vẻ thú vị nhưng liệu bạn có hiểu hết về thuật ngữ Vintage? Thực ra ta thường bắt gặp từ Vintage nhiều hơn là Retro, tuy nhiên đây là 2 từ song hành với nhau, và đều có chung 1 ý nghĩa đó chính là “cổ điển”. Hôm nay mình xin phép được trích lại bài viết về thuật ngữ Vintage & Retro từ blog của Hien Tron – dịch từ 1 số trang web ở nước ngoài, để giúp các bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ đang được khá nhiều bạn trẻ chú ý đến.
Xem thêm các bài viết liên quan và bài tutorial blend màu vintage tại đây.
Retro & Vintage đang tồn tại hay đã từng tồn tại cách chúng ta gần 60 năm??? Ngày nay, chúng ta bắt gặp phong cách Retro & Vintage ở các đám cưới, trong thời trang, trên website, ở các mẫu poster trong lĩnh vực thiết kế đồ họa…vậy thì Retro & Vintage có nghĩa là gì?
— Trong thời trang …
* Vintage ban đầu, nghĩa nguyên thủy để dùng cho rượu hoặc dầu (oil), sau đó người ta nâng lên để chỉ một chiếc xe cũ, có tuổi đời ít nhất 50 năm – vintage car, và cuối cùng, những người buôn quần áo 2nd hand đã dùng từ vintage để chỉ những bộ quần áo cũ-thuộc về thời đại trước-thường rất đẹp và công phu.
Sau này, từ vintage được mặc định như một từ có nghĩa là “cổ – cũ”. Như vậy quần áo vintage sẽ được sản xuất tầm thập niên 30,40, 50 và 60, có thể dao động đến 80, đầu 90. Hình dáng của chúng sẽ thường như các bạn hay xem trong phim có Audrey Hepburn đóng, eo bé tí và váy xoè, có thể có tay hoặc không tay, đi kèm găng tay và những sợi dây chuyền …
* Còn Retro là một trào lưu hoài cổ, mặc lại các trang phục theo xu hướng thời trang những thập niên trước, bao gồm đồ vintage (quần áo, phụ kiện của những thập niên 40s đến 80s) và cả đồ không phải vintage (đồ mới, đồ được inspired từ hình dáng đồ vintage). Trào lưu này hiện nay rất thịnh hành đối với giới trẻ phương Tây và cũng là một nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà thiết kế nổi tiếng (Marc Jacobs là 1 điển hình cho 1 người hoài cổ và hay lấy cảm hứng cho bộ sưu tập của mình qua những gì xưa cũ).
Từ nghĩa cơ bản như thế, người ta dùng thuật ngữ Retro & Vintage đầy ẩn ý cho sự sành điệu – chịu chơi theo lối hoài cổ – vì thế, một loạt các cụm từ, biển hiệu ở các nước châu Âu, Mỹ, các nước châu Á như Hongkong, Singapore, Malaysia…bạn có thể sẽ bắt gặp rất nhiều cửa hàng đề biển retro/vintage shop.
Xin giới thiệu một số thông tin về Retro & Vintage.
Phong Cách Retro và Vintage trong Thiết Kế Web Hiện Đại (dịch từ tạp chí Smashing).
Phong cách Retro và Vintage đang trở thành một xu hướng mới trong thiết kế. Nếu trước đây, phong cách mạnh mẽ, năng động này hiếm khi được sử dụng, bây giờ, các yếu tố Retro và Vintage ngày càng trở nên phổ biến hơn trong các ý tưởng thiết kế khác nhau. Các cửa hàng trực tuyến, công ty thiết kế, Port flo lio và blog đã kết hợp chặt chẽ cả hai phong cách này trên cả quy mô nhỏ và lớn. Khi gắn các yếu tố “theo phong cách cũ” vào tác phẩm của mình, các nhà thiết kế đã tạo ra các thiết kế vừa sáng tạo vừa hấp dẫn, làm cho các web site nổi bật và khác biệt. Trên thực tế, nếu thực hiện một cách cẩn thận, hầu hết các mẫu thiết kế như vậy sẽ không nhàm chán, mặc dù, bằng trực quan, người ta có thể nghĩ rằng các yếu tố Retro và Vin tage được sử dụng ở đây để tạo nên sự đối nghịchCác mẫu thiết kế Retro và Vintage đưa ra các giải pháp đồ họa cho thời kỳ này, nó có ảnh hưởng rất mạnh mẽ từ khi nó xuất hiện trở lại. Trong khi Retro tập trung vào phong cách của những năm 1910 đến những năm 1930, Vintage lại gợi lại thời kỳ giữa những năm 1950 đến năm 1980. Trong cả hai trường hợp, các yếu tố đồ họa đềuphản ánh một số môtip, xu hướng, cá tính và đối tượng “cũ”, là một phần cơ bản trong cuộc sống của chúng ta trong quá khứ.
Các yếu tố như vậy tạo nên một bầu không khí luyến tiếc quá khứ, đánh thức cảm xúc và những kỷ niêm, sử dụng cảm xúc để cố gắng truyền đạt thông tin một cách hiệu quả. Một số mẫu thiết kế như vậy còn gọi là “sự biến đổi theo phong cách cổ điển” – một kỹ thuật được sử dụng kết hợp giữa một tác nhân kích thích với sự tự nhiên không có trong tiềm thức hay là phản ứng của cảm xúc.
———–
Những bí mật của Vintage và Retro Design (dịch từ tạp chí Smashing)
Những yếu tố nào mà các nhà thiết kế sử dụng để tạo ra một bầu không khí Vintage hoặc Retro thật sự? Và Loại đồ họa nào thường được nhúng (embedded) trong các mẫu thiết kế như vậy? Các bạn hãy tìm hiểu nhé! Theo nghiên cứu của chúng tôi, các yếu tố đồ họa sử dụng phổ biến trong các mẫu thiết kế như vậy là:
Vintage và Retro thường được kết hợp với phong cách vẽ tay và phong cách Grunge.
Một số mẫu thiết kế thậm chí còn đi sâu vào quá khứ hơn nữa, không chỉ sử dụng các yếu tố Vintage hay Retro mà còn thử tái hiện lại phong cách thời Phục Hưng. Bạn có thể tìm thấy một số ví dụ thiết kế như vậy trong phần cuối của bài post này. Thậm chí, bạn có thể tìm nguồn cảm hứng từ các thiết kế tương tự trong bài post của chúng tôi: Celebration of Vintage and Retro Design.
Trong tất cả các trường hợp này, các nhà thiết kế sử dụng sự sáng tạo của họ để mang tới cho chúng ta một cái gì đó thực sự khác biệt và làm cho thiết kế thực sự nổi bật.
Dưới đây, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng ngưỡng 50 mẫu thiết kế mang phong cách Retro, Vin tage và Renais sance tuyệt đẹp. một số thiết kế có sử dụng Flash, còn lại hầu hết sử dụng CSS: đối với chúng ta, không quan trong là các mẫu thiết kế đó đã được thực hiện như thế nào, mà quan trọng là các nhà thiết kế đã sử dụng phương pháp gì để thực hiện điều đó.
————-
Biển báo thiết kế theo phong cách Vintage & Retro
Rất nhiều nhà thiết kế và các nghệ sĩ đã dành một tình yêu đích thức cho các thiết kế mang phong cách Vintage và Retro. Họ luôn sẵn sàng chia sẻ niềm đam mê của họ khi có cơ hội. Có lẽ, ngày này người ta có thể tìm thấy hàng trăm trang giới thiệu về các thiết kế Retro trong thế kỷ 21 này, nhưng không có nhiều các thiết kế Vin tage được sử dụng trong những năm 40, 50, 60 của thế kỷ 20 và vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay.
Để ca tụng vẻ đẹp của Typog ra phy Vin tage và Retro, chúng tôi đã biên soạn một tập hợp các biển báo được thiết kế theo phong cách Vin tage và Retro để khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho bạn. Không có lý do gì mà chúng ta không thể dành khoảng 5 phút để chiêm ngưỡng các phong cách này, cho dù là đơn giản hay phức tạp, chúng tôi cũng tin rằng các phong cách sáng tạo này cũng sẽ khơi dậy trong bạn tình yêu và niềm đam mê trong các dự án thiết kế tiếp theo của bạn.
Bộ sưu tập các biển báo mang phong cách Vintage.
Sydney
Hampton inn. Greenbay, wi. 2006
Deangelis (delight fully different) donuts
Rochester, PA
Bakersfield
Drive-up green burger/pastrami joint
Simmons and Clark Jeweler in Downtown Detroit
Liquor. santa monica, ca. 2006
Put Some South in Your Mouth
Seoul rock
Rock & Roll joint some where in the upmar ket Apgujeong.
Mel’s Drive In
Great retro neon and bub sig nage for Mel’s in Hollywood.
They go together like a horse and carriage
4600ish N Western
Waltham stow Stadium
Motel Hamburg
Remember me, summer
Italy Ninetta von Blaschke
Tradewinds Motel
Canter bury Records
IN, Cam bridge City-U.S. 40 Rihm’s Drive-In Liquor Store Sign
Johnny Rockets on Wood ward in Downtown Detroit
Một dấu hiệu cực cool có phong cách của một nhà hàng những năm 50, chuỗi nhà hàng này có nguồn gốc từ Cal i for nia, khai trương năm 1986. Trụ sở tại Fox town, nhà hàng này nằm gần Fill more, Fox The ater, và Com erica Park.
Eye twist signs
The Flame
Eye twist signs 2
Urban Script
As seen in down town Buf falo, New York.
Ice-Cold
Casade cadillac, Sherman oaks
Prc ssd. Lasvegas, nv. 2007
The Palms Motor Hotel
Portland, Oregon.
Lights for Liquor
Route 66. seligman, az. 2007
Bubbles
Parkside
Park side Can dies in Amherst, NY.
Krispy Kreme in Kolor
Brain erd Road, Chat tanooga, TN.
Carling Black Label Beer
Albany, GA; Oglethorpe Lounge.
South Haven
Route 66. hack berry, az. 2007.
Uncle Jer’s
Một biển hiệu lớn trên bề mặt tường dành cho Uncle Jer’s trên Sun set Blvd. tại Los Ange les hoạt động kinh doanh từ năm 1978.
Chubbie’s
R.I.P. Zip per head
»> Moving Forward »>
Nguồn: Smashing Magazine
—————-
Tiệc cưới phong cách Vintage (theo nguồn marry.vn)
Tại sao lại là “vintage”?
Những năm trước đây, tiệc cưới được trang trí lộng lẫy là một câu châm ngôn quen thuộc trong đa số các gia đình. Thế nhưng trong năm qua, một thay đổi lớn đã diễn ra. Các cô dâu ngày càng nhiều lựa chọn để từ chối những phong cách mới mẻ nhưng đại trà, và thay vào họ tái khám phá các nét đẹp của lịch sử và của riêng mình.
Phong cách “vintage” trong tiệc cưới
Gần giống như phong cách retro, nhưng thay vì là ‘hồi tưởng lại quá khứ’, “vintage” là sự cổ điển kiểu mẫu. “Vintage” gắn liền với thời trang, nhưng trong các lĩnh vực khác, vintage là một phong cách trang trọng nhưng không quá xa hoa, vẫn kiểu cách nhưng lại không quá hào nhóang. “Vintage” chú trọng từng chi tiết nên đem đến một không gian rất hình thức. Thế nhưng, một khi đã bị quyến rũ bởi phong cách này, bạn sẽ nhận ra không có vẻ đẹp nào sánh được với nó.
Những người chuộng phong cách “vintage” là những người thuần túy mê mẩn vẻ đẹp cổ điển. Nhiều người lầm tưởng phong cách này gắn liền với sự trang trọng thế nhưng đúng ra bản thân sự cổ điển đã là nguồn gốc của nét đẹp đó. Sự trang trọng chưa chắc đã là “vintage”, nhưng nếu đã là “vintage” thì có sang trọng, tỉ mỉ và tinh tế.
Thực chất có hai trường phái trong phong cách này, một trong số đó là sự bình dị. Các nàng dâu bỗng dưng không muốn tiệc cưới của mình tổ chức tại các nhà hàng quá hình thức, họ tìm về những khung cảnh mộc mạc hơn. Ở đó họ tìm được lại chính bản thân mình.
Có những nàng dâu mang giấc mơ về một câu chuyện cổ tích thuở bé. Họ tìm thấy sự bình yên bên những bữa tiệc ấm cúng và thơ mộng. Họ đặt một chiếc chìa khóa trên một chồng sách của bố tặng, một chiếc lồng chim đang yêu trên khăn trải bàn của bà. Đó như một thế giới thu nhỏ những gì họ có trong ngày vui trọng đại nhất khi sắp bước sang một cánh cửa mới.
Những ý tưởng cho tiệc cưới phong cách “vintage”
Chụp ảnh cưới: hãy dàn dựng bộ ảnh đính hôn của hai bạn như những cảnh trong một bộ phim iconic. Bạn có thể tìm cảm hứng trong những phim như Roman Holiday, Casablanca, Meet Me in St. Louis, and Gone With The Wind. Sau đó thuê một thợ chụp ảnh và chụp lại những hình ảnh của hai bạn như Audrey và Bogie chẳng hạn.
Thiệp cưới: Chọn những họa tiết đẹp và phù hợp trên mạng sau đó yêu cầu dịch vụ in thiệp cưới in chúng cho bạn. Hoặc bạn có thể thiết kế chiếc thiệp cưới như một lá thư điện tín, một mảnh giấy viết tay có vết tách trà đổ loang…
Những vật trang trí mang hoài cổ: những chiếc mũ tròn nhỏ, máy đánh chữ, chân nến, rương hòm, khung hình, quả táo, lọ thủy tinh, sách, mắt kính,…
Những chi tiết khác: Hãy thử đặt những chậu cây lớn ngay các góc phòng. Trên những chậu câu đó thay vì là những cành cây, bạn có thể thay bằng một chùm bong bóng. Đó là cách mà một cặp cô dâu chú rể đã làm và cực hiệu quả.
Âm nhạc: Những bài hát như Song from a Secret Garden hay River Flows In You sẽ rất phát huy trong khung cảnh này.
Một số hình ảnh của các tiệc cưới “vintage” thật:
Phong cách Vintage & Retro trong thiết kế đồ họa
Đó chính là những font chữ cổ điển, kết hợp các texture thô, pattern grungy và brush để tăng nét cổ điển trong thiết kế các poster, bao bì, nhãn mác và giao diện website.
Bạn có thể download font chữ Vintage & Retro tại đây:
40 font chữ vintage dành cho những thiết kế cổ điển
26 bộ Font chữ Retro cổ điển đẹp ấn tượng
Bạn đã yêu Vintage & Retro chưa? Hãy tiếp tục tìm hiểu về nó nhé 😀
Bạn cho mình hỏi làm sao để add font vào chương trình PTS. Cảm ơn bạn đã chia sẻ.
Bạn hãy đọc bài viết này nhé: Hướng dẫn cài đặt font và viết chữ có dấu trên Photoshop
rất bổ ích. thanks vietdesigner! 🙂
Anh ơi. Em thấy một số bạn chụp ảnh và dán chữ ký vào trong ảnh. Vậy em muốn hỏi anh cách tạo chữ ký riêng. Nếu anh biết, anh có thể hướng dẫn em và mọi người làm không ạ? Chân thành cảm ơn anh.
Đơn giản là bạn vẽ tay trên giấy, sau đó scan lên máy tính rồi tách nền ra thành chữ ký riêng thôi bạn ơi.
Scan như thế nào ạ?
Rất hay, cám ơn những bài viết hữu ích của bạn. Mình rất thích design, nhưng cuộc đời đã rẽ mình sang một hướng khác rồi 😀